Phổ biến Europi

Europi không được tìm thấy ở dạng tự do trong thiên nhiên; tuy nhiên có nhiều khoáng vật chứa europi, với các nguồn quan trọng nhất là bastnasitmonazit. Europi cũng được nhận dạng là có trong quang phổ Mặt Trời và một số ngôi sao. Sự suy kiệt hay sự giàu thêm của europi khi so sánh với các nguyên tố đất hiếm khác có trong các khoáng vật được biết đến như là dị thường europi.

Europi hóa trị 2 ở lượng nhỏ đóng vai trò như là chất hoạt hóa sự phát huỳnh quang màu lam tươi của một số mẫu khoáng vật fluorit (diflorua canxi). Các mẫu đáng chú ý nhất của điều này có nguồn gốc xung quanh Weardale và các phần cận kề ở miền bắc Anh và trên thực tế từ tên gọi của loại fluorit này mà người ta có thuật ngữ để chỉ hiện tượng huỳnh quang trong tiếng Anh (George Gabriel Stokes là người nghĩ ra từ fluorescence (huỳnh quang) vào năm 1852 khi miêu tả tính chất của khoáng vật fluorit), mặc dù mãi sau này người ta mới phát hiện ra europi mới là nguyên nhân gây ra hiện tượng đó trong khoáng vật fluorit ở vùng này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Europi http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleUR... http://www.smarterscience.com/eurosandeuropium.htm... http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://www-d0.fnal.gov/hardware/cal/lvps_info/engi... http://periodic.lanl.gov/elements/63.html http://pubs.acs.org/doi/pdf/10.1021/ja01312a506 http://prola.aps.org/pdf/PR/v56/i7/p625_1 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.nuclphysa.2007.03.001 http://education.jlab.org/itselemental/ele063.html https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Europi...